Giấy phép khắc dấu bao gồm những thông tin và thủ tục gì, chắc hẳn nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn băn khoăn, thắc mắc. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc những vấn đề liên quan đến Giấy phép khắc dấu.
|
Mục đích |
Để quản lý việc sản xuất và sử dụng con dấu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
|
Thể loại |
Giấy phép |
Ngành nào cần |
00
Tất cả tổ chức kinh tế có địa vị pháp nhân (trừ hộ kinh doanh cá thể) |
Nơi nộp hồ sơ |
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Lệ phí và Thời hạn |
20.000 đồng/con dấu. Thời hạn: Không xác định, cho đến khi con dấu được khắc |
Các hồ sơ cần khi đăng ký |
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MỚI:
- Quyết định về thành lập tổ chức theo quy địnhđối với các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp. Trong trường hợp quyết định chưa quy định cho phép cơ quan, tổ chức được dùng con dấu thì cơ quan, tổ chức đó phải có văn bản riêng cho phép dùng con dấu của cơ quan thẩm quyền thành lập ra tổ chức đó.
- "Điều lệ về tổ chức và hoạt động" đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối vớicác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, hội quần chúng, hội nghề nghiệp; hoặc "Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động" đối với các tổ chức khoa học.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy phép đầu tư, giấy phép đặt chi nhánh (đối với các tổ chức kinh tế); giấy phép thầu, giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với tổ chức kinh tế liên doanh, đầu tư nước ngoài).
-
Các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, ngoài các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động...nêu trên còn phải có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
|
Trình tự thủ tục |
- Các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an
- Các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an nộp hồ sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Trong thời gian không qúa 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan, tổ chức theo quy định, cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu đến cơ sở khắc dấu theo quy định. Con dấu khắc xong phải đăng ký mẫu tại cơ quan công an nói trên và được sử dụng sau khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
|
Thời hạn trả lời hồ sơ |
7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan, tổ chức theo quy định |
Cơ quan thanh, kiểm tra |
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội- Tổng Cục cảnh sát và cơ quan công an
|
Hình thức xử phạt vi phạm |
Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành khắc các loại dấu mà không có giấy phép hoặc các giấy tờ khác theo quy định
|
Các văn bản luật liên quan |
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu Thông tư liên tịch 07/2002/TT-LT ngày 06/05/2002 của Bộ Công an và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định 58/2001/NĐ-CP
|
Thông tin bổ sung |
- Con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an, phải nộp lệ phí do Bộ Tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu". Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới.
- Trong trường hợp bị mất con dấu, cơ quan, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời phải thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất. Con dấu đang sử dụng bị mòn, hỏng hoặc có sự chuyển đổi về tổ chức hay đổi tên tổ chức thì phải làm thủ tục khắc lại con dấu mới và nộp lại con dấu cũ.
- Hồ sơ làm thủ tục khắc dấu của các cơ quan, tổ chức phải xuất trình bản chính và nộp bản sao hợp lệ.
- Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
|
|